Làm thế nào để trở thành công dân toàn cầu? – Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến

24/05/2021

“Thủ lĩnh” FPT Telecome nhấn mạnh, muốn trở thành công dân toàn cầu, muốn cạnh tranh trong thị trường lao động đang biến đổi đầy khắc nghiệt thì học là không đủ. Giới trẻ cần được giáo dục trên cả 3 phương diện gồm kiến thức, thể chất và phong cách sống. Bên cạnh đó, phụ huynh cần phải đặc biệt quan tâm trong hành trình nuôi dạy con ở độ tuổi 15 này. Bởi lẽ ở độ tuổi dậy thì, khi tâm sinh lý thay đổi, con có nhu cầu khẳng định bản thân hơn. Nếu cha mẹ không thấu hiểu, con sẽ có biểu hiện nổi loạn, bất hợp tác.

Chia sẻ về xu hướng phát triển của Công nghệ thông tin và sự tác động của Cách mạng Công nghệ 4.0 đến thị trường việc làm. Ông đưa ra những con số cụ thể về sự biến đổi của thị trường lao động trong tương lai. Ông cho biết: “Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), vào năm 2025 có khoảng 130 triệu việc làm sẽ biến mất. Khoảng 70% số công việc như: Giáo dục, Tài chính, Y học, Luật… trong vòng 5 năm tới sẽ được làm thay bởi Hệ thống Robotic Process Automation (RPA) và các ứng dụng Artificial Intelligence (AI)”. Đồng nghĩa với đó, những ngành nghề các bậc phụ huynh đang định hướng cho con theo học có thể sẽ không tồn tại hoặc bị cắt giảm rất nhiều.

Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Software

        Ông Hoàng Nam Tiến đã có những chia sẻ về những góc nhìn mới lạ về tri thức và ngành nghề trong tương lai

“Cơ hội việc làm tại môi trường quốc tế tăng 3000 lần so với ở Việt Nam. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hãy chuẩn bị cho con trở thành công dân toàn cầu ngay từ những năm học cấp ba”, ông Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh.

Bản thân bố mẹ cũng phải thay đổi suy nghĩ: “Nếu như ngày trước, các anh chị phụ huynh nghĩ rằng từ những miền quê các em sẽ lên Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng… những thành phố lớn để làm việc thì ngày hôm nay hãy nghĩ xa hơn. Phải chuẩn bị hành trang để các con có thể sẵn sàng bước ra bất kỳ quốc gia nào làm việc. Phải trả lời câu hỏi: Làm sao đủ trình độ, năng lực và bản lĩnh để đi?”

Ngày nay, muốn cạnh tranh trong thị trường lao động, các bậc phụ huynh cần trang bị cho con 4 yếu tố: Kiến thức chuyên môn, thể chất, kỹ năng và phong cách sống. Trong đó, kỹ năng phản biện là một kỹ năng không thể thiếu và hãy xem Tiếng Anh là ngôn ngữ chứ không phải là ngoại ngữ.

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ về rào cản ngôn ngữ của người Việt Nam

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ về rào cản ngôn ngữ của người Việt 

Ông Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh: “Một nền giáo dục chuẩn bị cho các em trở thành công dân toàn cầu không chỉ thể chỉ có học hành, không chỉ giáo dục kiến thức mà cần giáo dục thể chất, giáo dục phong cách sống. Dù gia đình có điều kiện bao nhiêu thì khi bước ra nước ngoài, học tập và làm việc tại môi trường mới thì khó khăn là điều không tránh khỏi. Khi đó việc trang bị đầy đủ các kỹ năng sống là điều vô cùng cần thiết. Đó là những điều tiên quyết giúp các bạn tồn tại được tại một môi trường mới và phát triển bản thân.”

Thể lực, kỹ năng sống tưởng là vấn đề đơn giản nhưng không thể giáo dục ngày 1 ngày 2. Trang bị cho con từ tuổi 15 là thời điểm thích hợp, để giai đoạn học đại học sau này, con có phát huy những kỹ năng cá nhân vốn có vào việc tiếp thu tri thức, học hỏi chuyên môn.

Thế nhưng để giáo dục thể lực, kỹ năng sống bài bản, phù hợp với lứa tuổi 15 thì không hề dễ dàng. Bố mẹ luôn cảm thấy khó khăn trong việc nói chuyện với con về sức khỏe sinh sản, tình dục hay chuyện hạn chế con sử dụng smartphone. Dạy con làm sao để kiềm chế cơn nóng giận, ứng phó khi bị khiêu khích, phối hợp khi làm việc nhóm, … không phải phụ huynh nào, trường lớp nào cũng làm được.

Đứng trên cương vị là phụ huynh với những năm tháng dạy dỗ con vô cùng vất vả, ông  Hoàng Nam Tiến chân thành nói: “Tôi cũng là phụ huynh, tôi hoàn toàn có thể hiểu được dạy con không hề dễ, vô cùng đau đầu và khó khăn. Không ít phụ huynh mỗi buổi sáng phải hò hét, thúc giục con thức dậy để chuẩn bị đi học, cũng không ít phụ huynh phải đau đầu để kiểm soát việc sử dụng internet, smartphone, ipad… của con mình.”

Hệ thống giáo dục FSchool

Trường THPT FPT trang bị đầy đủ tất cả những yếu tố để các em có thể tự tin trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.

Với kinh nghiệm đưa lao động làm việc trên nhiều quốc gia, FPT nhận thấy những điểm thiếu sót của các bạn trẻ Việt Nam đang gặp phải và luôn cố gắng đưa những điểm ấy thành nội dung đào tạo trong hệ thống giáo dục FPT. Để giúp các em học sinh phát triển toàn diện, sẵn sàng cho một thị trường lao động luôn thay đổi. Trường THPT FPT ra đời với mô hình nội trú, định hướng là trường chuyên phong cách sống, giáo dục kiến thức, thể lực, kỹ năng sống cho học sinh từ tuổi teen, trang bị đầy đủ tất cả những yếu tố để các em có thể tự tin trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.

 

Tin cùng chuyên mục

Vinh

[𝐇𝐮𝐦𝐚𝐧𝐬 𝐨𝐟 𝐅𝐒𝐜𝐡𝐨𝐨𝐥𝐬] TRẦN GIA VINH – CHIẾN THẦN NGOẠI NGỮ HÒA MÌNH VÀO VĂN HOÁ VÀ XÃ HỘI CỦA BẠN BÈ QUỐC TẾ ĐỂ DỄ DÀNG TIẾP NHẬN CÁC NGÔN NGỮ ANH, ĐỨC, HÀ LAN

web

[𝐇𝐮𝐦𝐚𝐧𝐬 𝐨𝐟 𝐅𝐒𝐜𝐡𝐨𝐨𝐥𝐬] TRẦN BÌNH MINH – “SAU KHI TÌM ĐƯỢC CÁCH TIẾP THU KIẾN THỨC PHÙ HỢP VỚI BẢN THÂN, MÌNH ĐÃ CÓ HƠN 4 THÁNG ĐỂ BIẾN MỤC TIÊU 8.0 IELTS TRỞ THÀNH HIỆN THỰC”

DM_20250314150525_001

Khởi động Research Festival 2025 với chủ đề: “Bắt sóng AI, Kiến tạo tương lai”

Artboard_1

[𝐇𝐮𝐦𝐚𝐧𝐬 𝐨𝐟 𝐅𝐒𝐜𝐡𝐨𝐨𝐥𝐬] PHAN THÁI HOÀ – “NẾU QUYẾT TÂM NỖ LỰC THÌ KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ, MÌNH CHỈ MẤT 6 THÁNG ĐỂ BẮT ĐẦU ÔN LUYỆN VÀ CHINH PHỤC 8.0 IELTS”

at2

FSCHOOLER SÔI NỔI TƯƠNG TÁC VÀ HỌC HỎI THÊM NHIỀU BÀI HỌC HỮU ÍCH TẠI BUỔI TUYÊN TRUYỀN “AN TOÀN GIAO THÔNG – HẠNH PHÚC CHO MỌI NHÀ”

rb1

CHÚC MỪNG ĐỘI THI 25152 F3DN.43 VỚI CHIẾN LƯỢC LẬP TRÌNH XUẤT SẮC ĐÃ GIÀNH GIẢI NHẤT THINK AWARD TẠI FIRST TECH CHALLENGE VIỆT NAM 2024 – 2025

ph2

PHỤ HUYNH MỞ LÒNG CHIA SẺ NHỮNG TRĂN TRỞ VÀ GỠ RỐI BĂN KHOĂN TẠI KHÔNG GIAN HỘI THẢO” ĐỒNG HÀNH CÙNG CON HƯỚNG NGHIỆP

ht3

GẦN 200 THÍ SINH CÓ MẶT TẠI THPT FPT TỪ SỚM, HÀO HỨNG THAM GIA KỲ THI OLYMPIC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HOÁ HỌC LẦN 2 NĂM 2025

TK

FSCHOOLER THẤM NHUẦN GIÁ TRỊ VĂN HỌC VỀ KIỆT TÁC TRUYỆN KIỀU CŨNG NHƯ GIÁ TRỊ VƯỢT THỜI GIAN CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

HB

XÉ TÚI MÙ ĐẶC QUYỀN TUYỂN THẲNG VÀO ĐẠI HỌC FPT CHỈ DÀNH RIÊNG CHO HỌC SINH FPT SCHOOLS