Được mất khi cho con học nội trú từ tuổi 15
07/12/2021
Có nên cho con vào trường nội trú sớm quá hay không? 15 tuổi vào trường nội trú, các em sẽ học được những gì và có thể mất đi những gì? Những khó khăn các em có thể đối mặt sẽ ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Tin liên quan
Học nội trú có tốt không? Liệu có nên cho con học nội trú?Sự thật về trường học nội trú 99% phụ huynh chưa biết“Học nội trú FPT, con tôi được quản lý thế nào?”Điểm cộng của mô hình nội trú
Theo một khảo sát do VnExpress thực hiện với 1.300 độc giả, 45% độc giả cho rằng 15 tuổi cho con vào trường nội trú là thích hợp. Số người còn lại không muốn cho con xa nhà khi tuổi còn nhỏ.
Những phụ huynh đã có con vào trường nội trú chia sẻ, các em đã được nhiều hơn là mất khi ở mô hình giáo dục này. Đúng là những lúc thực sự không nỡ vì nhớ nhưng khi buông tay sớm hơn, các em sẽ có điều kiện để tiếp thu thêm nhiều tri thức, học cách trưởng thành, tự lập và trải nghiệm nhiều hơn.

Môi trường nội trú của học sinh THPT FPT
Là phụ huynh có con xa nhà từ tuổi 13, chị Phan Hồ Điệp, mẹ du học sinh Đỗ Nhật Nam chia sẻ: “Đến giờ, sau sáu năm Đỗ Nhật Nam đi học xa nhà, tôi thấy biết ơn môi trường nội trú đã cho con về cả tri thức và cả tuổi thơ nhiều biến động, giúp con dần tự lập và trưởng thành hơn. Nếu chọn lại, tôi vẫn quyết định buông tay con dù trái tim có nhiều vết xước”.

Chị Phan Hồ Điệp chia sẻ về cách kinh nghiệm bản thân và những phương thức giáo dục hiện đại
Mặc dù “được” nhiều, chị Điệp không quên quãng thời gian khó khăn khi đối mặt với việc cho con du học sớm. Đầu tiên là nỗi nhớ khủng khiếp” – sáu tháng liền cứ nhắc tới con, nước mắt chị lại chảy ròng. Thứ hai là cảm giác lo lắng, dù chuẩn bị cho con kỹ đến đâu, chị vẫn không khỏi lo lắng vấn đề sức khoẻ, thay đổi khí hậu, hay con có tự chủ học hành không, có bị sốc văn hoá không…
Về phía Nhật Nam, chị Điệp cho rằng, con phải đối mặt với nỗi nhớ nhà nhưng thường hay giấu không nói ra, chưa kể môi trường mới nên việc hoà nhập, giao lưu văn hoá sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hiện nhiều phụ huynh lựa chọn môi trường nội trú để con em học tập và rèn luyện. Cuộc sống xa nhà đòi hỏi học sinh phải vượt qua thử thách của bản thân nhưng cũng là hình thức đầu tư cho tương lai qua việc rèn luyện sự độc lập và tổ chức cuộc sống khoa học.
Hiệu trưởng trường THPT FPT Đà Nẵng, thầy Nguyễn Xuân Phong cho hay, lý do lớn nhất phụ huynh chọn môi trường nội trú cho con là mong muốn con tự lập, trưởng thành hơn, dần hình thành các kỹ năng mềm, tạo bước đệm để sau này con có thể đi du học hay học đại học xa nhà mà không bỡ ngỡ.

Thầy Nguyễn Xuân Phong chia sẻ về các quan điểm giáo dục của nhà trường
Tại THPT FPT, nhà trường còn có chương trình phát triển cá nhân (PDP) giúp các em vận dụng những kỹ năng mềm vào đời sống sinh hoạt, tập thể, để khi đối mặt khó khăn, các em biết cách giải quyết, tự tin hơn khi đưa ra các quyết định.
Khó khăn khi con học nội trú
Bàn về mặt trái khi cho con xa nhà từ sớm, như ăn uống không điều độ, khi ốm viên thuốc không biết uống thế nào, dễ bị lôi kéo, chỉ chơi không chịu học. Những lo lắng trên đều có “cơ hội” xảy ra ở môi trường nội trú. Đơn giản nhất là bữa ăn sẽ không bao giờ ngon như cơm mẹ nấu, hay các em phải xếp hàng giữa trưa nóng nực chờ đến lượt mua cơm, đối mặt với những vấn đề như mất điện, mất nước khi sống tập thể hay phải chia sẻ không gian sinh hoạt với các bạn đến từ nhiều nơi khác nhau.
“Đôi khi, giữa học sinh với nhau có thể xảy ra va chạm, xích mích… nhưng chính những điều này sẽ giúp các em học cách hy sinh sở thích của mình vì người khác để trưởng thành hơn. Còn việc dễ a dua, bị bạn bè lôi kéo, nhà trường sẽ đưa ra các mức kỷ luật khác nhau. Các em ý thức rõ nếu vi phạm thì hậu quả như thế nào để từ đó trách nhiệm hơn với hành vi và quyết định của mình”, chị Nguyễn Thị Sương Thu – Trưởng phòng tuyển sinh THPT FPT Đà Nẵng chia sẻ.
Nhận được câu hỏi nhiều mẹ cho con đi học nội trú xa bị mang tiếng “ác” với con, là bỏ mặc con trong giai đoạn con cần cha mẹ nhất, chị Phan Hồ Điệp cho rằng, khi nuôi con, bạn phải vượt qua nhiều định kiến, nếu cứ chạy theo ý kiến mọi người, con bạn sẽ khó có môi trường giáo dục đúng đắn, xuyên suốt. “Nhiều lần khi Nam còn nhỏ tôi phải vượt qua những câu hỏi như tại sao con đang chơi với ông bà lại bắt đi ngủ khi mới 21h, hay sao lại bảo con mang sách khi đi du lịch, sao cho con đi du học sớm, vì muốn bố mẹ muốn nhàn hơn à”, chị Điệp nhớ lại.
Mặt khác, phụ huynh hãy xuất phát từ chính đứa trẻ, hãy quan sát bằng sự thấu cảm, nhìn nhận tính cách con xem con có phải đứa trẻ thích được hoà nhập hay khó khăn khi làm điều đó; những thứ bạn chuẩn bị cho con đã đủ để con bước vào cuộc sống tự lập chưa. “Nếu sáng bố mẹ vẫn phải gọi con dậy, bê đồ ăn lên tận nơi cho con, hay kiểm soát mọi cảm xúc của con thì việc đẩy cho con đi một cách đột ngột là tàn nhẫn – con như con chim non còn yếu ớt phải thả quá sớm. Vì vậy, yêu thương hay tàn nhẫn là do cách bạn chuẩn bị cho con như thế nào, chứ không có đáp án nào chính xác cho câu hỏi này”, chị Điệp nhận định.

Những kỹ năng học sinh tuổi 15 cần trang bị
Môi trường giáo dục tại THPT FPT trang bị cho các con kiến thức, kỹ năng, tâm thế và sức khoẻ. Về kiến thức, trường rèn luyện các con kỹ năng tự học, tự thích nghi với sự thay đổi rất nhanh của xã hội. Điển hình như đợt dịch Covid-19, FPT School xác định học online ngay từ đầu nên các em chủ động tiếp cận nhanh. Bên cạnh đó là kỹ năng 4C: giao tiếp, sáng tạo, hợp tác, tư duy phản biện. Học sinh được rèn tư duy phản biện sẽ biết cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó áp dụng vào cuộc sống thuận lợi, nhạy bén hơn.
Bên cạnh những môn học kỹ năng được nhà trường trang bị, cuộc sống nội trú còn giúp các con trang bị thêm những kỹ năng cần có của một công dân toàn cầu.
Trước tiên, đó là khả năng tự lập. Sống nội trú sẽ là môi trường tốt nhất để các con học cách tự lập, tự sinh hoạt, tự thích nghi, tự quản lý tài chính và tự chịu trách nhiệm với các mối quan hệ xung quanh.
Tiếp theo là tính kỷ luật. Ở nhà có thể ba mẹ còn nuông chiều con, từ đó hình thành những thói quen không tốt cho con ngay từ bé. Nhưng ở môi trường nội trú, các con sẽ ở lại trường từ thứ 2 đến thứ 6, sinh hoạt theo theo thời gian biểu hằng ngày. Thức dậy từ 6h sáng, học tập, sinh hoạt CLB, hoạt động thể thao, ngoại khóa, đến tối tự học và sinh hoạt chuyên đề đến 22h đi ngủ. Hình thành cho các con thói quen sinh hoạt hợp lí và lối sống có kỷ luật cao.
- Xem thông tin tuyển sinh nội trú tại đây
- Đăng ký tư vấn chi tiết về chương trình học nội trú tại Fschool tại đây
Sau 2 năm học nội trú, chị Trang – Phụ huynh cho biết: “Chị nhận thấy rõ sự thay đổi và trưởng thành hơn rất nhiều của con sau 2 năm học nội trú. Con biết cách quản lý tài sản cá nhân, biết quản lý tài chính và quản lý thời gian tốt, đặc biệt, con biết thương ba mẹ nhiều hơn… Những thay đổi đó lớn hơn tất cả những thứ thuộc về học thuật”.
Hệ thống trường nội trú THPT FPT trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT, hoạt động theo mô hình nội trú. THPT FPT là nơi học sinh có cơ hội phát triển toàn diện, xác định đam mê, chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và tinh thần tự lập cho giai đoạn trưởng thành, trở thành công dân toàn cầu.
Mọi thông tin thắc mắc Quý phụ huynh và các bạn học sinh vui lòng nhắn tin tại fanpage Trường THPT FPT Đà Nẵng hoặc liên hệ hotline 0236 350 2992 – 0934 83 99 57 – 070 808 1567 để được tư vấn thông tin chi tiết.