15 tuổi – Cơ hội vàng để phá vỡ “lồng kính” cho con bạn trưởng thành

31/03/2022

Có nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc yêu thương, chăm sóc, bao bọc con cái là điều nên làm bởi việc làm đó xuất phát từ tấm lòng, từ tình thương của cha mẹ. Thế nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là cha mẹ có nên quá bảo bọc con cái hay không, việc bao bọc con cái quá mức sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

tuổi 15

Bao bọc quá mức là gì?

“Người Việt Nam có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới, đến khi lập gia đình vẫn như đứa trẻ chỉ vì từ nhỏ, những việc thuộc về bản thân các em chẳng những không được quyết định mà còn được người khác làm hộ”. Đó là lời nhận xét hóm hỉnh nhưng không kém phần chua xót của bác sĩ Nguyễn Lan Hải.

Cha mẹ bao bọc quá mức thể hiện hành vi canh giữ thái quá ở mọi độ tuổi phát triển của trẻ và luôn lo sợ rủi ro. Trọng tâm duy nhất của những bậc cha mẹ này là giữ cho con được an toàn, không chỉ về mặt thể chất mà còn cả về tình cảm. Họ bị ám ảnh bởi sự an toàn của con mặc dù chúng ở trong môi trường nào.

Dấu hiệu cha mẹ đang bao bọc con quá mức 

Làm mọi thứ cho con

Cha mẹ bao bọc quá mức không thể chịu đựng được việc để con cái mình trải qua bất kỳ thất bại nào. Đây là những bậc cha mẹ luôn sẵn sàng cứu con mỗi khi con phải đối mặt với thử thách dù là nhỏ nhất.

Kiểm soát từng chi tiết nhỏ nhất

Các bậc cha mẹ bao bọc quá mức sẽ lo lắng về mỗi bước di chuyển của con. Họ theo dõi và kiểm soát các hành động cũng như môi trường sống, hay nói cách khác là quản lý mọi khía cạnh trong cuộc sống của con.

Luôn phản ứng thái quá

Cha mẹ bao bọc quá nhạy cảm và thường phản ứng thái quá với bất cứ điều gì liên quan đến con cái. Họ quá thận trọng đối với các hoạt động mà con tham gia hay liên tục nhắc nhở về sự an toàn và nguy hiểm. Cha mẹ cũng sẽ can thiệp nếu con mình không được đối xử đặc biệt mà họ mong muốn con được hưởng.

Được mất

Hậu quả của việc cha mẹ bao bọc con quá nhiều

Việc cha mẹ bao bọc con quá nhiều đã vô tình “đào tạo” ra một thế hệ “gà công nghiệp”. Trên thực tế, trẻ em không ai muốn bản thân mình trở thành “gà công nghiệp” và con bị trở thành gà công nghiệp là lỗi phần lớn do sự bao bọc thái quá của cha mẹ.

Không dám đối diện thách thức

Các bậc cha mẹ bao bọc quá mức luôn cố đảm bảo con không bị thất bại, không bị bắt nát. Họ luôn tìm cách giải cứu con cái một cách nhanh chóng và giúp đỡ con cả khi không cần thiết.

Khi một đứa trẻ từ một gia đình được bao bọc quá mức rất sợ mắc lỗi, không dám quyết định mọi việc. Con thường lo sợ thất bại, bị tổn thương hoặc bị từ chối, họ miễn cưỡng thử điều gì đó mới và né tránh các cơ hội.

Chính vì vậy, cha mẹ thay vì làm hộ con, hãy hướng những khó khăn và giải quyết vấn đề, những đứa trẻ này trở nên phụ thuộc vào cha mẹ. Việc không muốn dang rộng đôi cánh và đối diện với thách thức khiến con khó trở thành người trưởng thành có năng lực.

Thiếu kỹ năng xã hội

Một đứa trẻ khi được bao bọc quá mức khiến trẻ không tham gia vào các tình huống xã hội, hạn chế cơ hội học hỏi các kỹ năng sống của con. Thêm vào đó, những em bị bao bọc quá mức sẽ nhiều khả năng mắc chứng lo âu. Rối loạn lo âu xã hội, hay còn gọi là sợ người lạ và né tránh các tình huống xã hội, kèm theo sự bận tâm quá mức với nỗi sợ bị từ chối, chỉ trích hoặc bối rối.

Con thường bị thiếu tự tin

Những đứa trẻ được bảo vệ quá mức có lòng tự trọng và tự tin thấp vào khả năng giải quyết các vấn đề hàng ngày. Trẻ sẽ luôn tự kỷ ám thị rằng nếu không có cha mẹ mình sẽ chẳng làm được việc gì và từ đó không dám quyết định những việc riêng của mình.

15 tuổi – Cơ hội vàng để phá vỡ “lồng kính” cho con tự trưởng thành

Sai lầm trong việc bao bọc con quá nhiều nó xuất phát từ việc cha mẹ thiếu niềm tin đối với con. Bởi nếu cha mẹ bao bọc con thì bản thân đứa trẻ chắc chắn sẽ không có một chút lòng tin nào và luôn cảm thấy mọi việc đều quá khó khăn so với mình, mặc dù đôi khi những công việc đó thật sự rất đơn giản và chỉ trong tầm tay.

Đảo tự lập

Cha mẹ hãy là người thông thái, thương con đúng cách và để con được tự làm, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Đặc biệt ở độ tuổi 15 – khi con đã đủ lớn để có thể suy xét mọi việc.

Khi được trao quyền quyết định, con sẽ thoải mái nêu quan điểm cá nhân, cảm thấy bản thân mình có trách nhiệm hơn và tự tin hơn. Ngoài ra, việc để con tự cân nhắc vấn đề của mình sẽ giúp con rèn tư duy logic và sự nhanh nhạy, thông minh.

BTC-su-kien-HODA-Camp

15 tuổi, con không còn quá non nớt hay nhỏ bé, cha mẹ hãy để con được ra ngoài xã hội, được tham gia và trải nghiệm các hoạt động. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, hình thành nên sự tự tin, tự lập và trưởng thành của con. Tất nhiên, dù để con được ra ngoài xã hội nhưng vẫn cần đến sự quan tâm, dìu dắt và định hướng từ cha mẹ để tránh việc sa ngã hay bị lôi kéo vào các tệ nạn.

Học-sinh-cần-trang-bị-kỹ-năng-gì

Với môi trường nội trú của trường THPT FPT Đà Nẵng, con sẽ được chú trọng phát triển toàn diện, được trang bị các kỹ năng sống cần thiết, rèn tính tự giác, tự lập và trưởng thành từ những trải nghiệm. Điều này sẽ giúp con tự tin, mạnh dạn, chủ động và sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu.

Để cha mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn trong việc thấu hiểu và chọn môi trường học tập phù hợp nhất cho con ở tuổi 15, Trường THPT FPT Đà Nẵng sắp tổ chức hội thảo online “Học nội trú tuổi 15 – Liệu có sớm?” với sự chia sẻ từ các diễn giả uy tín để cùng chia sẻ, thảo luận và mở rộng kiến thức, nắm bắt được xu hướng phát triển để chọn trường THPT, định hướng nghề nghiệp tương lai cho con vào lúc 19h30 ngày 03/04/2022 tại Zoom Meeting

Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tuyến và không thu phí.

Link đăng ký tham gia: https://forms.gle/eMN2CMmaP7xTXkV37

Tin cùng chuyên mục

To

[2K10 CHỌN FSCHOOL] LÊ BÁ THIỆN NHÂN – “SỐ 0 LÀ KHỞI ĐẦU” CHO MỌI BƯỚC CHUYỂN MÌNH TRONG HÀNH TRÌNH TRƯỞNG THÀNH

1

THÔNG BÁO DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 12 SỬ DỤNG DẠY & HỌC TẠI TRƯỜNG THPT FPT ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2025 – 2026

1

THÔNG BÁO DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 SỬ DỤNG DẠY & HỌC TẠI TRƯỜNG THPT FPT ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2025 – 2026

1

THÔNG BÁO DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 SỬ DỤNG DẠY & HỌC TẠI TRƯỜNG THPT FPT ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2025 – 2026

Anh thơ

[2K10 CHỌN FSCHOOL] CÔ BẠN VÕ TRẦN ANH THƠ TÌM THẤY “CHÂN ÁI HỌC TẬP” – KHÔNG HỌC NHIỀU, CHỈ HỌC ĐÚNG CÁCH VỚI PHƯƠNG PHÁP POMODORO VÀ FEYNMAN

Quỳnh oanh

[2K10 CHỌN FSCHOOL] TRẦN THỊ QUỲNH OANH – NỖ LỰC PHÁ KÉN ĐỂ BAY XA, BĂNG QUA NHỮNG THỬ THÁCH VÀ HOÀN THIỆN BẢN THÂN

Vy không xén

[2K10 CHỌN FSCHOOL] HOÀNG PHƯƠNG VY – KHÔNG GIỎI NHẤT, NHƯNG BỀN BỈ NHẤT TRÊN HÀNH TRÌNH VƯỢT QUA CHÍNH MÌNH

4 oanh

[2K10 CHỌN FSCHOOL] NGUYỄN TRƯƠNG YẾN OANH – KÝ ỨC NHỮNG NGÀY MÔNG LUNG VÀ HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC HỌC BỔNG TOÀN PHẦN FSCHOOL BẰNG TÌNH YÊU VĂN VÀ SỰ KIÊN TRÌ

Phúc

[2K10 CHỌN FSCHOOL] HOÀNG HỮU PHÚC – CÂU CHUYỆN VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG CHUYỂN CẤP ĐỂ CHẠM TỚI HỌC BỔNG 100% HỌC PHÍ TOÀN KHÓA TẠI THPT FPT ĐÀ NẴNG

2 thuỳ trâm

[2K10 CHỌN FSCHOOL] ĐỖ BÙI THUỲ TRÂM – CÔ GÁI CHINH PHỤC HỌC BỔNG TÀI NĂNG TẠI FSCHOOL VỚI HÀNH TRÌNH BIẾN ÁP LỰC THÀNH ĐỘNG LỰC TỎA SÁNG